Ở các loài Tập tính cảnh giác

Nhiều loài bò sát nhỏ như rắn và thằn lằn sống trên mặt đất hoặc dưới nước có nguy cơ bị các loại động vật ăn thịt săn bắt và ăn thịt, vì vậy trốn tránh kẻ thù là hình thức phổ biến nhấttrong kỹ năng tự vệ của các loài bò sát. Hầu hết các loài rắn và thằn lằn nhận biết từ dấu hiệu đầu tiên của mối nguy hiểm bằng lông tơ, trong khi đó rùa và cá sấu sẽ lao vào nước và lặn đi mất. Một số loài thú ăn cỏ có xu hướng hoảng hốt và bỏ chạy khi bị giật mình các loài hươu, nai và linh dương Gazen do chúng dễ hoảng sợ và cảnh giác cao độ và sẵn sàng nhảy qua các tường rào cao để tẩu thoát khi có động, hươu hay linh dương là các loài có bước nhảy cao cho phép chúng thoát khỏi những cái hàng rào khá dễ dàng.

Một con hươu đang đánh hơi thăm dò

Hươu mũ lông có ngoại hình đáng sợ với răng nanh nhọn chìa ra tựa như ma ca rồng nhưng chúng khá nhút nhát. Loài hươu này sống rất bí mật, chỉ hoạt động vào lúc bình minh và hoàng hôn. Khi gặp nguy hiểm, chúng phát ra âm thanh giống tiếng chuông báo động để xua đuổi kẻ thù. Cá chép khá tinh vì cả năm cơ quan thính giác, thị giác, khứu giác, xúc giác và vị giác đều phát triển cho chúng có khả năng cảm nhận tốt, nhờ vậy chúng phát hiện nguy hiểm nhanh và nhậy hơn nhiều so với các loài cá khác. Cá chép còn có sự giao tiếp khá tốt với đồng loại, chúng thông tin cho nhau nơi có thức ăn, mối nguy hiểm và khi mắc lưỡi hay bị thương chúng sẽ tiết ra một loại mùi báo hiệu cho các con chép khác chạy trốn.

Ngựa hoang sống trên thảo nguyên, trong thời xa xưa vừa là đối tượng săn bắt của loài người, vừa là thức ăn của các loài thú dữ như hổ, báo, chó sói, sư tử, ngựa có rất nhiều thù địch chung quanh rình rập ăn thịt như cọp, sư tử, beo, gấu, chó sói, chúng không giống như trâu rừng có thể dùng sừng để quyết đấu khi bị dồn đến bước đường cùng nên biện pháp đối phó duy nhất là bỏ chạy thoát thân, tẩu thoát. Đó là nguyên nhân khiến cả đêm lẫn ngày, chúng phải đứng ngủ, đồng thời luôn dùng đôi tai, chiếc mũi rất thính nhạy để đề cao cảnh giác. Tập tính, thói quen ngủ đứng của ngựa vẫn được bảo tồn, phát huy đến ngày nay.

Khi cảm thấy bị đe dọa, ngựa kinh hoàng, ngẩng đầu cao, hai tai vểnh sang hai bên, thấy kẻ thù nguy hiểm thì chạy trốn. Nếu không chạy kịp, hay có ngựa con bên cạnh thì nó đứng dựng lên, sẳn sàng chiến đấu. Trong trường hợp nghi ngờ, phân vân thì một tai hướng về phía trước, tai kia hướng về phía sau để quyết đoán có kẻ thù hay không. Khi hoảng sợ thì đá hậu, tức giận thì dướn miệng, nhe răng, tai cụp về phía sau. Loài ngựa có cách giao cảm với đồng loại qua một loại âm thanh phát từ miệng như thở phì trong lúc đầu gật lên gật xuống (tỏ sự hoan hỉ), hay thở dài như cằn nhằn (chán ngán trở lại làm việc), chân đập vào đất (đòi ăn), hí dài (báo động nguy hiểm).

Chồn đất Châu Phi (hay còn gọi là cầy vằn, cầy đất) là một loài động vật có vú kích thước nhỏ trong họ cầy mangut. Chúng sống chủ yếu trong các khu vực của sa mạc ở Botswana và Nam Phi, sống ở sa mạc, tập trung theo từng bầy lớn và là loài động vật hết sức cảnh giác với các mối đe dọa bị tấn công trong môi trường sống. Mỗi bầy khoảng từ 20-30 con, cũng có bầy lên đến 50 con. Trong môi trường sống ở châu Phi, số lượng các loài sát thủ săn mồi đáng sợ không hề ít. Do đó, meerkat luôn luôn phải cảnh giác với các mối đe dọa tiềm tàng, đây là loài động vật khá cẩn trọng. Chúng có khả năng nhận thức về mối nguy hiểm bị săn mồi trong phạm vi rộng khi đứng thẳng bằng hai chân sau để quan sát cũng như cảnh báo cho bầy đàn.

Một hoặc nhiều chồn đất đứng canh gác trong khi những con khác đang tìm kiếm thức ăn hay đùa nghịch, để cảnh báo khi có nguy hiểm đến gần. Khi một động vật ăn thịt được phát hiện, Meerkat làm lính gác kêu một tiếng cảnh báo, và các thành viên khác của nhóm sẽ chạy và ẩn vào một trong những hốc nhỏ và truyền tin trên toàn lãnh thổ của chúng. Meerkat lính gác là con đầu tiên xuất hiện trở lại từ các hang và tìm kiếm các động vật ăn thịt, liên tục hét để báo cho những con khác dưới hang. Nếu không có mối đe dọa, các Meerkat lính gác dừng tín hiệu lại và những con khác cảm thấy an toàn để xuất hiện.

Những con linh dương giống như hầu hết các con mồi khác thì mắt được cấu trúc ở hai bên hộp sọ do đó trong khi báo săn có tầm nhìn khoảng hơn 200 độ thì việc bố trí hai mắt ở hai bên đầu của linh dương giúp nó giúp nó có tầm nhìn lên đến 270 độ, chỉ cần xoay nhẹ đầu nó có thể quan sát được 360 độ xung quanh ngoài ra mắt của chúng rất nhạy cảm ngay cả với những chuyển động nhỏ nhất của con thú săn mồi do đó khi trong tầm quan sát của linh dương thì phải hoàn toàn bất động vì nếu không, những kẻ săn mồi sẽ bị phát hiện và chúng sẽ báo động cho cả đàn bỏ chạy, linh dương là những con mồi có khứu giác rất nhạy do đó chỉ cần đánh hơi đúng hướng gió là có thể phát hiện nguy hiểm.